Không giống như Zigbee, Z-Wave không phải là hệ thống mở và do đó, nó chỉ dành cho khách hàng của Zensys và Sigma Designs. Mặc dù điều này ban đầu có vẻ như là một hạn chế, nhưng nó thực sự là một trong những thế mạnh lớn nhất của giao thức này. Một trong những lợi thế quan trọng nhất của một hệ thống khép kín là an toàn. Mỗi mạng Z-Wave và các sản phẩm của mạng đều có ID duy nhất được sử dụng để liên lạc với trung tâm của bạn, và ID này bổ sung thêm một mức độ an toàn khác vượt qua mức mã hóa AES-128.
Ưu điểm của Z-Wave
- Quá trình giao tiếp tin cậy và an toàn
- Cài đặt đơn giản
- Tiêu thụ ít điện năng
- Có thể điều khiển từ xa hoặc cục bộ
Nhược điểm của Z-Wave
- Nó chỉ hỗ trợ 232 nút, ít hơn đáng kể so với 65.000 nút được hỗ trợ bởi chuẩn Zigbee
- Tương đối chậm, chỉ hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên tới 100 Kb/giây
- Bị delay
Tính năng chính của Z-Wave
- Cấu trúc lưới (Mesh Architecture): Các thiết bị (gọi là nút) được liên kết với một trung tâm. Thông qua đó bạn có thể điều khiển các thiết bị thông qua điện thoại, máy tính….
- Mạng lưới (Network): Với cấu trúc liên kết của mình, Z-Wave là một mạng lưới rất mạnh mẽ và đáng tin cậy. Tất cả các tín hiệu đều được định tuyến bằng con đường hiệu quả nhất có thể. Nếu giao thức không thể tìm thấy đường tối ưu, nó sẽ tự thay thế biện pháp khác.
- Bảo mật (Scurity): Sử dụng chuẩn AES-12nó báo là 8 giúp nó trở nên cực kỳ an toàn trước các tấn công bên ngoài.
- Định tuyến (Routing): Tất cả thiết bị Z-Wave đều được phân loại và đinh tuyến là routing slaves hoặc slaves. Các slaves được định tuyến hoạt động như các bộ lặp (repeater).
- Trạm phát sóng công suất thấp (Low-Power Radio): Nó có nhiệm vụ gửi các gói dữ liệu nhỏ ra một phạm vi rộng lớn để giao tiếp giữa các thiết bị. Chip Z-Wave rất nhỏ nên phù hợp với các thiết bị thông minh có kích thước nhỏ.
Hoạt động của sóng Z-Wave
Một hệ thống Z-Wave hoạt động trên 3 lớp gồm:
- Radio
- Mạng
- Ứng dụng
Các thiết bị giao tiếp thông qua lớp ứng dụng:
Tuy nhiên, các lớp này cần hoạt động cùng nhau, do vậy nó làm cho Z-Wave trở thành một giao thức đáng tin cậy.
Z-Wave hoạt động ở tần số 800-900 MHz, nhưng lý do duy nhất mà bạn muốn quan tâm là không giống như Zigbee hoạt động ở tần số 2.4 GHz (trùng với tần số của Wifi) thì Z-Wave không bị ảnh hưởng bởi các tần số khác của các thiết bị khác trong nhà.
Khác với Wifi, các thiết bị cần phải kết nối vào một bộ trung tâm, Z-Wave cho phép các thiết bị tự kết nối với nhau và tạo thành một mạng mới.
Thường thì sẽ có 1 thiết bị trung tâm đảm nhiệm việc kết nối với internet nhưng bản thân các thiết bị Z-Wave (bóng đèn, cảm biến…) không hề sử dụng đến Internet và chỉ sử dụng Z-Wave để giao tiếp với nhau cũng như là bộ xử lý trung tâm (cái kết nối với internet), có nghĩa là tín hiệu sẽ có thể nhảy từ thiết bị này qua thiết bị khác.
Về kỹ thuật nó được gọi là “cấu trúc liên kết mạng lưới định tuyến nguồn”.
Một mạng tới có thể kết nối tối đa 232 thiết bị. Nó thua xa so với 65000 thiết bị ở Zigbee nhưng chừng đó là quá đủ cho bất kỳ ngôi nhà thông minh nào mà bạn sở hữu rồi.
Vào năm 2018, một nâng cấp mới của Z-Wave được trình làng gọi là Z-Wave 700. Với phạm vi kết nối lên tới 100m và năng lượng có thể xuống thấp tới mức, chỉ với 1 viên pin cúc áo nó có thể hoạt động liên tục lên đến 10 năm.
Với các cảm biến rất phổ biến như nhiệt độ, chuyển động, thì việc này thật sự là một nâng cấp không thể tốt hơn.
Các SoC Z-Wave (hệ thống trên chip) cũng có thể được lắp vào các đồ nội thất và bên trong các bức tường để làm cho mạng lưới mạnh hơn nữa.
Đặc biệt là Z-Wave 700 có thể tương thích ngược với các thế hệ cũ hơn, do đó bạn không cần phải lo lắng vê các thiết bị cũ trong nhà sẽ không “biết” thiết bị kia là ai.
Bạn có thể điều khiển thiết bị Z-Wave bằng:
- Điện thoại thông minh
- Máy tính bảng
- Máy tính
- Điều khiển bằng phím vật lý trên thiết bị
- Hoặc bất kể hình thức nào khác được truyền từ Hub đến thiết bị
- Một trung tâm xử lý là cần thiết nếu bạn muốn điều khiển chúng từ xa
Được mô tả là “hệ sinh thái an toàn nhất cho các thiết bị thông minh trên thị trường”. Z-Wave sử dụng chuẩn mã hóa AES -128 giống Zigbee. Mặc dù không chống hack 100% nhưng độ an toàn của nó là hoàn toàn đáng tin tưởng, hầu hết lỗi phát sinh là ở người dùng chứ không phải thiết bị.
Chiến thắng lớn nhất của Z-Wave là các thiết bị của nó hoàn toàn thương thích với nhau. Chúng chỉ bị phụ thuộc vào liên minh Z-Wave. Hiện nay liên minh này đã lên đến 700 thành viên với hơn 2400 sản phẩm được công nhận trên thế giới và có tới 94 triệu thiết bị có chứa Z-Wave bên trong, chiếm tới 70% thị trường nhà thông minh.
Với Z-Wave, bạn cần quan tâm điều gì?
Điểm hay của Z-Wave là chúng sẽ giúp cho hệ thống nhà thông minh của bạn liền mạch hơn, chúng sẽ tự tìm thấy nhau, tự kết nối và mở rộng phạm vi đến mức bạn mong muốn để giúp mọi thiết bị thông minh trong nhà được kết nối xuyên suốt.
Với sự gia tăng của các trợ lý thông minh trong các loại loa thông minh hiện nay như Amazon Echo, Google Home cũng sẽ càng khiến bạn không cần phải quan tâm đến các giao thức mà các thiết bị thông minh đang chạy.
Có một lợi ích khi tất cả các thiết bị sử dụng cung một giao thức – tất cả chỉ cần xài chung 1 ứng dụng – nhưng có một điều khiến bạn cảm thấy không ổn đó chính là do sử dụng năng lượng thấp nên nó sẽ không thể truyền tải những thông tin lớn ví dụ như một video chất lượng HD chẳng hạn.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu Z-Wave là gì rồi, và nếu có hứng thú với công nghệ nhà thông minh hãy đến ngay Showroom của Istar Home chúng tôi tại 29F2, Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội để được trải nghiệm các công nghệ nhà thông minh mới nhất nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM